Chế độ chính sách Chế độ chính sách

Hội nghị quán triệt Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và Luật Hoà giải ở cơ sở.
26/07/2023 | 09:04  | View Count: 95

Thực hiện chương trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, pháp luật, sáng 20/7/2023, Hội Luật gia quận Hoàn Kiếm phối hợp với Đảng uỷ, UBND, Ủy ban MTTQ phường tổ chức Hội nghị quán triệt Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và Luật Hoà giải ở cơ sở.

Dự Hội nghị có Luật sư Nguyễn Quốc Tuấn - Trưởng Văn phòng Luật sư Tuấn Lan, Đoàn luật sư TP Hà Nội - Báo cáo viên tại hội nghị; đ/c Lê Quỳnh Hoa - Ủy viên Thường trực Hội Luật gia quận; các đ/c trong Ban Thường vụ Đảng ủy, các đ/c Phó Chủ tịch UBND, Công an phường, BCH các đoàn thể, cán bộ cơ sở, đảng viên, thành viên Chi hội Luật gia phường và Tổ hòa giải các TDP.

Dân chủ cơ sở là một bước tiến mới trong nhận thức lý luận dân chủ và dân chủ hóa ở nước ta. Trong quá trình thực thi quyền lực bao gồm quyền lực chính trị của Đảng và quyền lực nhà nước, cấp cơ sở có vai trò quan trọng bởi đây là nơi trực tiếp làm việc với Nhân dân, trực tiếp đón nhận và trực tiếp thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và cấp trên tại cơ sở. Do đó có thể khẳng định, cấp cơ sở có vị trí đặc biệt quan trọng không chỉ trong cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước mà còn là yếu tố chi phối mạnh mẽ đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của cộng đồng dân cư cùng toàn thể địa bàn; dân chủ ở cơ sở được ví như “chiếc cầu nối” giữa dân với Đảng; giữa trung ương với chính quyền địa phương. Từ quá trình triển khai trong thực tiễn, quần chúng phát hiện ra những hạn chế, bất cập trong chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước, nhân dân sẽ phản ánh, kiến nghị đến cấp ủy và chính quyền cơ sở đề xuất, kiến nghị đến Đảng, Nhà nước và cấp trên thực hiện điều chỉnh kịp thời.

Thực hiện dân chủ ở cơ sở là phương thức phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, để công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được thông tin, thể hiện ý chí, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua việc thảo luận, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát các vấn đề ở cơ sở theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Trong những năm qua các cấp ủy Đảng, chính quyền luôn quan tâm và đề cao công tác dân vận trong hoạt động hòa giải ở cơ sở; dân vận tốt thì hòa giải mới tốt; do vậy, thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013, Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hòa giải ở cơ sở; nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, hòa giải viên và Nhân dân về công tác dân vận trong hoạt động hòa giải ở cơ sở; trong đó chú trọng đến công tác cải cách hành chính; thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; công tác giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo; công tác hòa giải ở cơ sở để giải quyết kịp thời những mâu thuẫn, tranh chấp trong cộng đồng dân cư, hạn chế đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người mỗi dân.

 

thăm dò dư luận thăm dò dư luận

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử phường đã đẹp hay chưa?